KỸ THUẬT TRỒNG DÂU TÂY
Chằng cần khí hậu lạnh bạn mới có thể trồng dâu tây, giờ đây với những tiến bộ trong khoa học nông nghiệp, người ta đã tạo ra nhiều giống dâu tây trồng suốt quanh năm. Loại dâu tây bốn mùa dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng trồng và chăm sóc ngay cả khi nơi bạn sống được cho là không phù hợp với đặc điểm sinh học của cây dâu tây.

1. Mua hạt giống dâu tây tại vườm ươm địa phương hoặc có thể mua tại
các của hàng trực tuyến. Hạt Dâu tây vỏ cứng nên chúng ta phải ngâm
nước ấm cho mềm vỏ (tỉ lệ nước 2 lạnh 1 nóng) Sau đó chúng ta đem ngâm hạt từ
8 đến 12 tiếng cho vỏ mềm để mầm có sức phá vỏ đâm chồi được.
2. Pha đất ươm hạt dâu tây: Có thể pha đất ươm dâu tây như sau, dùng đất thịt
nhẹ, đất pha cát trộn thêm khoảng 10% phân chuồng đã hoai hoặc mua ở các cửa
hàng bán cây cảnh để hạn chế mầm bệnh, nếu mua đất sạch ở cửa hàng ta pha thêm
khoảng 25% cát, 15% tro trấu, 10% phân chuồng đã hoai hoặc có thể mua phân trùn
quế đóng gói sẳn để pha vào đất ươm dâu tây. Đổ đất vào chậu đã chuẩn bị, có thể
dùng chậu tròn, vuông, chữ nhật… sau đó tưới nước cho đất rút xuống.
3. Sử dụng ngón tay nhấn nhẹ xuống để tạo thành cái lỗ sâu khoảng 1/4″ (khoảng 0.6cm) khoảng cách giữa các lỗ 6″ (khoảng 15cm)
4. Đặt 3 hạt dâu tây một lỗ nếu bạn mua loại có nhiều hạt giống, còn nếu mua
loại 5 hoặc 10 hạt 1 gói thì chúng ta đặt 1 hạt một lỗ, chúng ta có thể sử dụng
nhíp để đưa hạt xuống lỗ.
5. Lấp những hạt giống: Bạn chỉ cần lấy ngón tay nhấn nhẹ để lấp hạt giống
xuống đất, lưu ý đừng nhấn quá mạnh vì như vậy sẽ làm cho hạt khó nảy mầm.
6. Lấy bao nilon che lại chậu ươm, việc làm này giúp đất giữ được độ
ẩm và giúp hạt dâu tây dễ nảy mầm
7. Đặt chậu ươm vào nơi có ánh sáng tốt, lưu ý không để dưới ánh nắng
trực tiếp, nêm để dưới nơi có ánh nắng tán xạ, hoặc chỗ có ánh nắng nhẹ dịu và
tránh mưa rơi trực tiếp lên chậu ươm.
8. Tưới nước: tưới nước cho chậu ươm để giữ ẩm đất, không được tưới ướt quá
gây úng nước, kiểm tra đất hàng ngày không để khô đất, nên dùng bình xịt phun
xương để tránh làm hư chồi dây tây con.
9. Tháo bọc nilon khi hạt đã nảy mầm, khi tháo bọc nilon ra thì đất dễ bị khô
nên cần phải kiểm tra thường xuyên để đất không bị khô.
10. Khi hạt dâu tây đã nảy
mầm đủ ta tiến hành nhổ bớt những chỗ nào mọc 2 đến 3 cây, chỉ chừa lại 1 cây
khỏe nhất để cây tiếp tục phát triển, và khoảng cách giữa các cây khoảng 15cm.
Trên đây là bài hướng
dẩn cách trồng dâu tây từ hạt, các bạn tham khảo và trồng thử nhé!
-
KỸ THUẬT TRỒNG CHANH LEO CHUỐI
-
KỸ THUẬT TRỒNG KIWI
-
KỸ THUẬT TRỒNG CHANH LEO
-
KỸ THUẬT TRỒNG NHO CHUỖI NGỌC
-
KỸ THUẬT TRỒNG ATISO XANH
-
KỸ THUẬT TRỒNG BỤT GIẤM (ATISO ĐỎ)
-
KỸ THUẬT TRỒNG NGÒ GAI
-
KỸ THUẬT TRỒNG HOA DỪA CẠN
-
KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA
-
KỸ THUẬT TRỒNG HOA NGỌC THẢO
-
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THU HẢI ĐƯỜNG
-
KỸ THUẬT TRỒNG HOA ANH THẢO